Bài 2: Ai đã “tiếp sức” để ông Nguyễn Ngọc Ninh tiếp tục hưởng chế độ?
Quá trình thanh tra tại huyện Quỳ Châu đã chỉ ra 3 đối tượng không thuộc diện chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH). Thế nhưng vì sự thiếu kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện kết luận, đã có 1 trong 3 trường hợp với sự “giúp sức” của một vài tổ chức, cá nhân làm sai quy định để nghiễm nhiên trở thành đối tượng được thụ hưởng trong thời gian khá dài.

Trụ sở Phòng LĐTB&XH Qùy Châu. Ảnh: Xuân Thống
Đối tượng bảo “có”, chuyên môn trả lời “không”
Căn nhà của ông Nguyễn Ngọc Ninh khá khang trang nằm ở ngõ sâu từ con đường trung tâm thị trấn Tân Lạc. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà, khi gợi đến lý do để tìm gặp ông và xác minh về đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước với người bị nhiễm CĐHH, ông Ninh cho biết: Ông quê quán ở Ninh Giang, tỉnh Hải Dương, là người được Nhà nước chi trả chế độ cho đối tượng CĐHH từ tháng 8/2008. Gia đình có các giấy tờ và được giám định từ tỉnh đến các ngành. Vì bệnh tật nên hiện tại khi trái gió trở trời ông có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, mỗi năm phải đi điều trị 2 - 3 lần tại các bệnh viện.
Năm 2019, có đoàn thanh tra về làm việc ở huyện thì đều khẳng định ông là đối tượng đang hưởng, các giấy tờ, thủ tục đều đã gửi huyện và tỉnh.
“Đoàn thanh tra có chỉ ra thời gian công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Riêng tôi tham gia phục vụ chiến đấu ở Sư đoàn 31, Quân đoàn 3, mặt trận tỉnh Quảng Trị. Khi thanh tra xong họ có quyết định dừng 3 tháng, sau đó gia đình bổ sung các giấy tờ thì họ có quyết định cho hưởng lại và được truy lĩnh tiền 3 tháng lúc bị dừng”, ông Ninh nói.
Khi được hỏi về các giấy tờ, thủ tục và các quyết định của cấp trên đối với bản thân thì cả vợ chồng ông lấy lí do con cái đang lưu giữ!
Để có cơ sở làm rõ việc ông Nguyễn Ngọc Ninh là 1 trong 3 đối tượng mà Kết luận thanh tra số 4229 chỉ ra không đủ điều kiện hưởng chế độ, đề nghị đình chỉ bởi lý do: Không công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến 30/4/1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng CĐHH trong chiến tranh ở Việt Nam, nhưng thực tế là đối tượng đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng ở địa phương; chúng tôi đã có mặt tại Phòng Lao động Thương bình và Xã hội (LĐTB&XH) huyện Quỳ Châu và được bà Hoàng Thị Oanh, Trưởng phòng cho biết: Đối tượng Nguyễn Ngọc Ninh chưa cắt. Sau khi có kết luận thanh tra thì huyện có thông báo đến các đối tượng để bổ sung hồ sơ. Trong kết luận thanh tra họ yêu cầu và phòng đã làm thông báo, trong 3 trường hợp thì 2 trường hợp không bổ sung được thì tỉnh cắt, còn 1 trường hợp họ bổ sung để tạm hưởng.
“Các quyết định của sở ban hành, hồ sơ gốc lưu giữ tại sở. Phòng đã làm hết. Từng thời kỳ thì văn bản để các đối tượng CĐHH được hưởng cũng thay đổi. Khi có kết luận thanh tra thì huyện có 3 trường hợp bổ sung giấy tờ gốc. Người nào bổ sung được thì để lại, ai không bổ sung được thì họ ra quyết định cắt", bà Oanh nói.
Điều đáng ngạc nhiên, khi chúng tôi đặt vấn đề: Sau kết luận thanh tra, có quyết định nào của cấp có thẩm quyền về việc tiếp tục chi trả cho đối tượng Nguyễn Ngọc Ninh hay không? Bà Oanh trả lời chỉ có thông báo tạm dừng cho ông Ninh vì sau kết luận thanh tra xong họ bổ sung được hồ sơ nên họ tiếp tục được hưởng.
Sau đó người này nối máy cho nhân viên của phòng để được cung cấp thêm thông tin chuyên môn, rồi hứa sẽ trả lời sau.
Trong quá trình thu thập, xác minh sự việc này, chúng tôi đã có cơ sở thuyết phục bằng văn bản thể hiện rõ quan điểm: Tại Kết luận thanh tra số 4229 có kiến nghị, yêu cầu Phòng LĐTB&XH thông báo các đối tượng bổ sung hồ sơ chậm nhất 60 ngày (đến 1/2/2020). Thế nhưng kể từ ngày kết luận thanh tra có hiệu lực đến mãi nhiều tháng sau (15/4/2020) huyện mới ra thông báo tạm dừng chế độ trợ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Ngọc Ninh.
Điều băn khoăn đến khó hiểu, khi cấp có thẩm quyền (cụ thể là Sở LĐTB&XH tỉnh Nghệ An) đang trong quá trình tiếp nhận, xem xét hồ sơ bổ sung của đối tượng, dù chưa có một động thái hay quyết định cuối cùng nào về việc xác định rõ đối tượng có tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong giai đoạn (1/8/1961- 30/4/1975) hay không thì UBND huyện Quỳ Châu lại ban hành một văn bản có tính pháp lý: Thông báo tiếp tục chi trả chế độ trợ cấp hàng tháng đối với ông Nguyễn Ngọc Ninh!
Vì sao việc thực hiện kết luận sau thanh tra của huyện thiếu nghiêm túc?
Theo dữ liệu trong hồ sơ của đối tượng người có công Nguyễn Ngọc Ninh cho thấy, căn cứ Nghị định 54/2006 của Chính phủ, Thông tư 25/2007 của Bộ LĐTB&XH và các quy định có liên quan, ngày 9/7/2008, Sở LĐTB&XH Nghệ An có Quyết định 1541/LĐTBXH-NCC về việc trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
Tại quyết định này thông tin rõ, đối tượng Nguyễn Ngọc Ninh là bộ đội, tham gia kháng chiến tại địa bàn tỉnh Quảng Trị và Tây Ninh từ 2/4/1975 đến tháng 7/1983; mức độ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật 61%.
Gia đình ông Nguyễn Ngọc Ninh ở thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu. Ảnh: Xuân Thống
Trở lại Kết luận thanh tra số 4229 ngày 24/12/2019 của Sở LĐTB&XH Nghệ An, trên cơ sở Thông báo 809, Báo cáo số 34 của UBND huyện Qùy Châu, ngày 29/4/2020, Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH Nghệ An có Quyết định số 129 về việc đình chỉ trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đối với ông Nguyễn Ngọc Ninh từ ngày 1/4/2020.
Lý do dừng trợ cấp và chế độ ưu đãi: Ông Ninh không công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ 1/8/1961 đến 30/4/1975.
Nghĩa là, từ khi văn bản này có hiệu lực thi hành, đối tượng người có công mà ông Ninh được hưởng từ trước đến thời điểm này bị dừng, đồng nghĩa không thuộc đối tượng được Nhà nước công nhận và chi trả chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
Vấn đề đặt ra là: Việc 3 trường hợp được kết luận thanh tra chỉ ra không nằm trong đối tượng đủ điều kiện để Nhà nước chi trả đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH mà chỉ trong một thời gian ngắn, thực tế lại “đổi trắng thay đen” đối với ông Nguyễn Ngọc Ninh khi từ tháng 4/2020 đến 4/2022 vẫn nằm trong danh sách chi trả chế độ của huyện Quỳ Châu?
Ông Ninh có bổ sung được các giấy tờ chứng minh hợp lệ? Phòng LĐTB&XH và UBND huyện Quỳ Châu có trách nhiệm như thế nào trong việc lập, xét duyệt hồ sơ, giải quyết chế độ cho ông Ninh? Phòng Người có công, Sở LĐTB&XH có vai trò gì khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ để kiểm tra và thông báo đủ điều kiện giải quyết cho đối tượng để Sở LĐTB&XH giới thiệu đến Hội đồng Giám định Y khoa tỉnh tiếp nhận, giám định kết quả trước khi cơ quan y tế cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận bệnh tật do nhiễm CĐHH cho đối tượng để Sở LĐTB&XH thực hiện các ra quyết định trợ cấp, phụ cấp đối với những trường hợp đủ điều kiện theo quy định.
Rõ ràng, ông Nguyễn Ngọc Ninh là đối tượng không thuộc diện trợ cấp và các chế độ ưu đãi của Nhà nước tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định đình chỉ.
Các đơn vị, tổ chức, cơ quan và cá nhân đã thực hiện nghiêm túc các nội dung kết luận thanh tra hay chưa? Việc ông Ninh sau 2 năm văn bản có hiệu lực đến nay đang thuộc đối tượng chi trả chế độ người có công của Phòng LĐTB&XH huyện Quỳ Châu và UBND thị trấn Tân Lạc là điều bất minh cần được làm rõ.
Chắc chắn để làm được điều đó phải có sự tham gia của người có trách nhiệm liên quan và không ngoại trừ có động cơ, mục đích của người được giao nhiệm vụ.
Trong thời gian từ năm 2017 đến tháng 10/2019 (trước thời điểm công bố quyết định thanh tra về thực hiện chế độ chính sách đối với người bị nhiễm CĐHH) đã có 3 đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến chế độ đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH trên địa bàn huyện Quỳ Châu. Trong đó có 1 đơn do Tỉnh ủy Nghệ An, 2 đơn do Sở LĐTB&XH chuyển đến. |
Nguồn: Báo Thanh tra
Chia Sẻ :
Tin cùng danh mục
-
Người dân báo tin, Cảnh sát giao thông bắt đối tượng tàng trữ ma tuý
-
Bán 3 phần mì xào bò "chém" 600 nghìn, chủ nhà hàng bị phạt 21 triệu đồng
-
Liên tiếp phát hiện, triệt phá tụ điểm sản xuất, buôn bán hàng giả
-
TP Hồ Chí Minh: Khai trừ nhiều đảng viên sai phạm
-
Vi phạm về thuế, Lilama 10 bị xử phạt hơn 2 tỷ đồng
-
Nghi vấn ao nuôi tôm bị đầu độc bằng thuốc trừ sâu
-
Cặp đôi cán bộ xã “trần như nhộng” bị khai trừ khỏi Đảng
-
Xử phạt cơ sở kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm không rõ nguồn gốc
-
Đường dây quy tụ hàng trăm gái bán dâm, điều hành qua zalo
-
TP Vinh: Nước máy đổi màu và có mùi lạ
-
Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo đầu tư khẩn cấp tuyến đường bị xe tải “băm nát”
-
Chủ tịch xã bị đánh ghen tại phòng làm việc
-
Bộ GD&ĐT nói gì về vụ án lộ đề thi môn Sinh học?
-
Nhiều cán bộ xã ở Quảng Bình cũng cấp tốc xây công trình chờ đền bù
-
Thay đổi biện pháp ngăn chặn với "ông chủ" Tịnh thất bồng lai
-
Xử lý các sai phạm tiền tỷ xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai
-
Gần 400 cuộc tấn công mạng vào các trang, cổng thông tin điện tử
-
Vụ rơi từ tầng 11 ở Thái Nguyên: Không có dấu hiệu của tội phạm
-
Trung tướng Tô Ân Xô: Gần 2.000 chuyến bay giải cứu, mỗi chuyến thu lợi khoảng 2 tỷ đồng
-
Phát hiện nhiều kho phụ gia thực phẩm nước ngoài giả
-
Cần thúc đẩy tiến độ thi công 2 dự án hàng trăm tỷ tại Quảng Nam
-
Lãng phí các dự án tọa lạc tại “đất vàng” ở Thừa Thiên-Huế
-
Nhiều sai phạm về hoạt động của nhóm tự xưng “Trừ quỷ Bảo Lộc”
-
Vụ biệt thự phá vỡ quy hoạch: UBND quận Cầu Giấy nhận "rút kinh nghiệm sâu sắc"
-
Xử lý nghiêm vi phạm về đất đai tại nông trường Quý Cao
-
Công an điều tra vụ 4 người chết trong căn hộ chung cư ở Hà Nội
-
Nhiều sai phạm tại Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh
-
Phát hiện nhiều xe sang cất giấu ở khu vực biên giới
-
Kiến nghị vẫn giữ Lịch sử là môn học bắt buộc
-
Beer club ở An Giang biểu diễn nghệ thuật xúc phạm lãnh tụ
-
Hàng loạt cán bộ ở Thanh Hóa bị kỷ luật vì “buông lỏng quản lý”
-
Phát hiện công ty chế biến cao su đổ chất thải ra môi trường gây ô nhiễm
-
Cán bộ xã bị tố cưa trộm hơn 500 cây cao su
-
Vượt đèn đỏ gây tai nạn rồi bỏ mặc hai mẹ con bỏ chạy
-
Thu hồi quyết định điều động công chức không đúng quy định
-
Xử lý nghiêm các vi phạm về đất đai, khoáng sản
-
Bài 3: Dấu hiệu “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”!
-
Xử lý vi phạm trong xây dựng, kinh doanh du lịch trên bán đảo Sơn Trà
-
Bài 1: Để đối tượng hưởng sai chế độ chất độc hóa học
-
Yêu cầu thanh tra vụ sau sinh mổ sản phụ bị gãy xương sườn
-
Nhồi đất sét, bột đá vào phân bón
-
Vạch trần thủ đoạn lợi dụng đề nghị tiếp nhận vốn nước ngoài để lừa đảo
-
Cẩn thận dính bẫy “phạt nguội” giả mạo của Cục Cảnh sát giao thông
-
Kỷ luật 4 lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Nam
-
Cải cách hành chính ở Nghệ An: Chưa xin lỗi khi xử lý hồ sơ trễ hẹn
-
Người phụ nữ 61 tuổi tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ
-
TP Hồ Chí Minh kỷ luật khai trừ nhiều đảng viên
-
Đề nghị thu hồi giấy phép xây dựng các công trình xây dựng gây ô nhiễm
-
Du khách tố “bị lừa" phải bỏ thêm tiền để được đi thuyền tham quan Chùa Cầu
-
Đề nghị Bộ Công an điều tra những sai phạm tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm
-
CSGT đường thủy áp tải tàu chở 1 triệu lít xăng lậu
-
“Sa tặc” băm nát hàng loạt đồi cát trắng ở Quảng Trị
-
Lần thứ hai “tưới nhầm” chất thải bẩn cho cây cỏ trong công viên (?)
-
Làm rõ việc giám đốc ép công, nhân viên đồng loạt tập thiền tại trụ sở công ty
-
Phạt 25 triệu quán hải sản "tính nhầm" hóa đơn
-
Biệt phái viên chức có khách quan, đúng quy định?
-
Mạo danh Bí thư Thành ủy nhắn tin… vay tiền
-
Hà Nội kiến nghị thu hồi hơn 1.800 ha đất dự án chậm triển khai
-
Lạ kỳ chuyện tuyển dụng đặc cách viên chức ở TP Vinh
-
Sẽ có bước đột phá mới trong điều tra, làm rõ vụ án nhận hối lộ ở Cục Lãnh sự
-
Điều tra nghi vấn khách sạn bị đặt vật liệu nổ
-
Phong tỏa, thu hồi tài sản, bất động sản hơn 50.000 tỷ đồng từ các vụ án kinh tế, tham nhũng
-
Ai phải chịu trách nhiệm trong việc đem tiền ủng hộ Quỹ phòng, chống COVID-19 gửi tiết kiệm?
-
Cần loại bỏ nhà đầu tư thiếu năng lực khỏi Khu du lịch Quốc gia hồ Tuyền Lâm
-
Bộ Công Thương chỉ rõ nhiều sai phạm liên quan đến điện mặt trời mái nhà
-
Đà Nẵng phát hiện nhiều hồ sơ lao động nước ngoài có dấu hiệu làm giả
-
Vụ khai thác khoáng sản trái phép ở huyện Quế Phong: Tỉnh quyết liệt, địa phương vẫn túc tắc
-
Nghệ An: Ai "bảo kê" cho khai thác khoáng sản trái phép?
-
Điều tra vụ cô gái tử vong sau 2 tháng hôn mê vì nâng mũi
-
Phạt 200 triệu đồng BQL dự án gây ô nhiễm môi trường
-
Du khách phản ánh tham quan Hoàng Cung Huế phải mua vé gộp
-
Thủ tướng ra chỉ đạo khẩn cấp về nghi án lừa đảo lớn nhất lịch sử ngành điều
-
Từ đề tài khoa học cấp quốc gia đến đại án Việt Á
-
Dự án đường ven biển “đắp chiếu” vì vướng mặt bằng
-
Nâng cao hiệu quả đấu tranh với tội phạm, vi phạm trên biển
-
Vẫn tràn lan vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng
-
Làm sao xử lý “dự án ma”?
-
Đất đai và “bạch tuộc” tham nhũng (Bài 1): Đất công thành “đất ông”!
-
Nghệ An: Liên tục đấu tranh, phát hiện nhiều cơ sở kinh doanh thiết bị y tế có dấu hiệu vi phạm
-
Xác minh tại các bộ, ngành để làm rõ sai phạm trong nghiên cứu, nghiệm thu kit test
-
Điều tra các đơn vị ở Đồng Tháp mua kit xét nghiệm của Việt Á
-
37 tấn rác thải "bốc mùi" chưa qua xử lý "vô tư" xả ra môi trường
-
Phát hiện ôtô chở gần 2 tấn nội tạng bò không rõ nguồn gốc
-
Xử lý đối tượng kích động ném mắm tôm vào công nhân không đình công
-
Kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu: Đừng "giơ cao đánh khẽ"
-
Nghệ An: Dự án tạm ngừng thi công vì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
-
Xây công trình tiền tỉ xử lý rác rồi bỏ hoang
-
Chưa được cấp phép xây dựng, dự án vẫn khởi công để... lấy ngày
-
Phát hiện nhóm người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
-
Vụ phá rừng làm đường, hàng trăm m3 gỗ đã đi đâu?
-
Thu giữ hơn 85.000 test nhanh Covid-19 nhập lậu
-
Báo cáo Bộ Quốc phòng về vụ phá rừng đặc dụng làm đường khi chưa chuyển đổi
-
Công an điều tra vụ bé gái 15 tuổi có thai tự tử
-
Bi kịch vì sụp bẫy “cò đất”
-
Nghệ An: Vì sao công nhân nhà máy may Viet Glory liên tục đình công?
-
Kỷ luật buộc thôi việc đối với Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường
-
"Góc khuất" đấu giá đất (KỲ I): Những mánh khóe trục lợi đất rẻ
-
Điều tra việc 12 đối tượng quảng cáo trang web cờ bạc trong trận bóng đá Việt Nam - Trung Quốc
-
Chung cư giá rẻ vắng bóng, nhà đất tiếp tục “nóng”
-
Đề nghị truy tố 74 bị can trong đường dây buôn lậu xăng đặc biệt lớn